Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng tại Gia Lai
Tourgialai.com.vn giới thiệu khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng nơi được thiên nhiên cực kỳ ưa đãi về sự đa dạng của hệ động thực vật. Nơi này thuộc xã Sơn Lang, huyện K’Bang, Tỉnh Gia Lai có diện tích 15.446 ha nằm giáp với khu bảo tổn thiên nhiên An Toàn, Bình Định, cách vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Gia Lai 12km về phía Tây, nằm cạnh đường đông Trường Sơn đang xây dựng, là rừng có độ che phủ cao nhất toàn khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng có tên trong Quyết định số 194/CT, ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, với diện tích 16.000 ha ( Bộ NN&PTNT, 1997)
Du khách đi bộ từ đỉnh thác xuống dưới chân thác K50 – Gotour
Dự án đầu tiên
Năm 1994, Viện khoa học lâm nghiệp đã xây dựng dự án đầu tư cho khu bảo tồn, nhưng chưa được Bộ Lâm nghiệp phê duyệt ( Anon. 1994). Đến năm 1999, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng tiếp tục xây dựng dự án đầu tư cho khu bảo tồn này (Anon. 1999) với diện tích đề xuất là 15.999 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.746 ha và phân khu phục hồi sinh thái 7.154 ha. Ngoài ra, dự án đầu tư còn quy hoạch một vùng đệm với diện tích 56.000 ha thuộc 2 xã Sơn Lang và Đăk Rông, huyện K’Bang.
Đoàn khách Gotour đi bộ trong rừng Kon Chư Răng
Phê duyệt dự án
Ngày 21/6/2000, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Gia Lai đã phê duyệt dự án đầu tư cho khu BTTN Kon Chư Răng theo công văn số 857/CV-UB. Theo đề nghị của tỉnh Gia Lai, ngày 4/8/2000 Bộ NN&PTNT đã thẩm định dự án đầu tư theo Quyết định số 2648/BNN-KH. Do điều kiện địa hình nằm tại khu vực xa xôi, hẻo lánh, mức độ đe dọa thấp nên UBND tỉnh Gia Lai đã quyết định chưa thành lập Ban quản lý tại Kon Chư Răng
Kon Chư Răng – thác K50
Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên
Tuy nhiên, thay vào đó, UBND tỉnh đã quyết định thành lập khu bảo tồn thiên nhiên theo quyết định số 28/2004/QĐ-UB ngày 18/3/2004 thuộc sự quản lý của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai. Lực lượng kiểm lâm bảo vệ KBT chính thức đi vào hoạt động tháng 6/2004. Ngày 23/03/2009 UBND Tỉnh Gia Lai ra quyết định số: 102/QĐ-UBND v/v chuyển đổi khu BTTN Kon Chư Răng trực thuộc Chi cục Kiểm lâm thành BQL Khu BTTN Kon Chư Răng trực thuộc sở NN &PTNT tỉnh.
Du khách thưởng thức bữa trưa cùng Gotour tại thác K50
Quyết định thành lập
Theo quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 4/2/2008 về số liệu phân cấp 3 loại rừng của Gia Lai thì tổng DT tự nhiên của KCR còn là 15.446 ha
Như vậy độ che phủ rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng trong những năm qua tăng mạnh, hiện nay độ che phủ rừng của Kon Chư Răng là 99,6 % ( cao nhất so với các khu rừng đặc dụng trên toàn Quốc)
Kon Chư Răng có trong danh mục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm Lâm – Bộ NN&PTNT với diện tích 15.900 ha ( Cục Kiểm lâm, 2003), danh mục này hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt.
Du khách tạo dáng bên thác K50
Địa hình và thủy văn
Khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên vùng địa hình cao nguyên. Đỉnh cao nhất là núi Kon Chư Răng cao 1.452m so với mực nước biển. Phía Bắc có nhiều đỉnh núi khác có độ cao trên 1.000m. Nơi thấp nhất trong khu vực là 800m
Địa thế đầu nguồn sông Kôn
Kon Chư Răng nằm ở vùng đầu nguồn sông Kôn. Nhiều sông suối bắt nguồn từ khu bảo tồn chảy vào sông Kôn. Con sông này chảy qua huyện Tây Sơn và chảy ra biển Đông tại Thành Phố Quy Nhơn. Vùng hạ lưu sông Kôn có các đập thủy điện cung cấp điện cho tỉnh Bình Định. Trong khu bảo tồn, đầu nguồn sông Kôn có một số các thác nước, trong đó nổi tiếng và cao nhất là thác K50 cao 54m
Du khách tạo dáng bên hang Én
Đa dạng sinh học
Kon Chư Răng có diện tích rừng tự nhiên là 15.387 ha chiếm 99% tổng diện tích khu bảo tồn. Kiểu rừng chính ở đây là rừng nhiệt đới thường xanh núi thấp phân bố ở độ cao từ 900 – 1.000m ở phía Tây Bắc khu bảo tồn. Kiểu rừng này chiếm 70 – 80% diện tích rừng trong khu vực, với thành phần thực vật ưu thế bởi các loài cây thuộc họ Dẻ Fagaceae, Re Lauraceae, Mộc Lan Magnoliaceae mọc hỗn giao với các loài cây lá kim như Thông nàng Podocarpus imbricatus, Hoàng đàn giả Dacrydium elatum.
Du khách Gotour nghỉ giải lao khi đi trekking
Kiểu rừng thường xanh
Trên một số diện tích ở đai núi thấp trong khu bảo tồn, rừng đã qua khai thác chọn một số loài có giá trị kinh tế bởi lâm trường Trạm Lập. Tuy nhiên, hầu hết rừng vẫn chưa bị tác động mạnh. Khu bảo tổn còn có kiểu rừng thường xanh núi thấp phân bố ở dộ cao dưới 900m. Chỉ có khoảng 2% diện tích là rừng thứ sinh, chủ yếu là trảng cây gỗ rải rác và cây bụi (Anon. 1999)
Các đợt khảo sát của Viện Điều Tra Quy hoạch Rừng và BirdLife International năm 1999 đã thống kê được 546 loài thực vật bật cao có mạch thuộc 376 chi, 122 họ. Trong đó có 201 loài cây gỗ, 121 loài cây dược liệu và 48 loài cây có khả năng làm cảnh.
Thực vật đặc hữu
Một số loài thực vật được ghi nhận trong khu vực hiện đang bị đe dọa trên toàn cầu, đặc biệt có tới 9 loài đặc hữu cho Việt Nam như: Thích quả đỏ Acer erythranthum, Du móc Baccaurea silvestris, Lọng hiệp Bulbophyllum hiepii, Song bột Calamus poilanei, Hoa khế Craibiodendron scleranthum, Trắc Dalbergia cochinchinensis, Hoàng thảo vạch đỏ Dendrobium ochraceum, Xoay Dialium cochinchinensis, Giổi Michelia mediocris (Anon. 1999)
Các loài thú
Kết quả khảo sát cũng đã ghi nhận cho Kon Chư Răng 62 loài thú, 169 loài chim và 161 loài bướm. Trong số các loài thú, có 8 loài bị đe dọa ở mức toàn cầu và 17 loài trong sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt, có 3 loài thú đặc hữu của Đông Dương là Vượn má hung Hylobates gabriellae, Voọc vá chân xám Pygathrix nemaeus cinereus và Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis (Anon. 1999). Ngoài ra Kon Chư Răng là một trong số rất ít các khu vực có ghi nhận ( mặc dù không chính thức) loài Hươu vàng ( Hươi đầm lầy) Axis porcinus annamiticus, đây là phân loài riêng, đặc hữu cho vùng Đông Dương và hiện đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng
Hai loài chim cần bảo tồn
Có hai loài chim ghi nhận tại khu vực hiện đang bị đe dọa trên toàn cầu là Trĩ sao Rheinardia ocellata và Chân bơi Heliopais personata, ngoài ra còn có 7 loài sắp bị đe dọa, đặc biệt có 5 loài chim có vùng phân bố hẹp được ghi nhận là Trĩ sao, Khướu đầu đen Garrulax milleti, Khướu má trắng G. Vassali, Khướu mỏ dài Jabouilleia danjoui và Chích chạch má xám Macronous kelleyii
Vùng chim quan trọng tại Việt Nam
Như vậy rõ ràng Kon Chư Răng là một bộ phận của vùng chim đặc hữu Cao nguyên Kon Tum và đã được công nhận là một trong số các vùng chim quan trọng tại Việt Nam ( Tordoff 2002). Đáng chú ý là các đợt khảo sát về khu hệ bướm đã phát hiện 7 taxon có thể là mới cho khoa học (Anon. 1999)
Các vấn đề về bảo tổn
Trước năm 1975, vẫn có dân sinh sống trong khu bảo tồn, nhưng đến nay không còn dân sống trong khu bảo tồn nữa. Dân số các xã vùng đệm là 5.564 người, thuộc hai dân tộc Ba Na và Kinh. Từ lâu đời nay, người Ba Na vẫn có truyền thống sử dụng tài nguyên rừng (Anon. 1999). Các hoạt động ảnh hưởng tới đa dạng sinh học của khu bảo tồn là phát rừng trồng cà phê, săn bắn động vật, khai thác lâm sản và lửa rừng. Hầu hết các hoạt động trái phép này đã gây thiệt hại đối với các sinh cảnh rừng tự nhiên của khu vực ( Theo lời Lê Trọng Hải 2000)
Dân số sinh sống thấp
Tuy nhiên, do Kon Chư Răng nằm ở vùng xa xôi hẻo lánh, sức ép dân số thấp, diện tích rừng xung quanh khu bảo tồn lớn đã cung cấp các sản phẩm rừng khác nhau cho người dân sinh sống gần khu vực. Các tác động tổng thể của con người lên khu bảo tồn được coi là thấp nhất so với tất cả các khu vực khác trong cả nước.
Cách Kon Ka Kinh 12km
Khu BTTN Kon Chư Răng cách Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh 12km về phía Tây và được nối liền với nhau bởi các giải rừng tự nhiên. Nhờ vậy, hai khu bảo vệ này và giải hành lang rừng tạo ra một diện tích sinh cảnh đủ rộng cho các quần thể thú lớn như Hổ Panthera tigris. Các diện tích rừng trung gian giữa hai khu bảo tồn hiện nay do các lâm trường quản lý
Đầu tư cho Kon Chư Răng
Trong kế hoạch đầu tư cho Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng BirdLife Quốc tế và Viện Điều ra Quy hoạch Rừng đã kiến nghị trong tương lai hai khu bảo tồn này nên sát nhập thành một khu bảo tồn thiên nhiên ( Lê Trọng Trải et al. 2000). Đề xuất trên cũng phù hợp với đề xuất của Chương trình hành động rừng nhiệt đới ( Bộ Lâm Nghiệp, 1991). Kế hoạch hành động đa dạng sinh học ( Chính phủ CHXHCN Việt Nam/ GEF 1994) và báo cáo Mở rộng hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam cho thế kỷ 21, BirdLife/ FIPI (Wege et al. 1999)
Các giá trị khác
Rừng của khu BTTN Kon Chư Răng có vai trò phòng hộ đầu nguồn của sông Kôn. Rừng trong khu bảo tồn đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và cung cấp nguồn nước cho các công trình thủy điện và cung cấp nước tưới cho hàng ngàn hecta lúa nước ở vùng hạ lưu sông Kôn. Kon Chư Răng còn có giá trị tiềm năng về du lịch và nghiên cứu khoa học
Các dự án có liên quan
Dự án: Tạo dựng sự kết nối tạo hành lang liên kết và quản lý bền vững Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh và Khu BTTN Kon Chư Răng. Ủy ban Nhân Dân tỉnh Gia Lai và chương trình BirdLife Quốc Tế tại Việt Nam đã xây dựng cho thực hiện một dự án GEF cỡ vừa cho hai khu BTTN Kon Chư Răng và VQG Kon Ka Kinh cũng như một số Lâm trường trong khu vực. Dự án đã được bắt đầu triển khai vào năm 2004
Dự án đầu tư xây dựng khu BTTN Kon Chư Răng giai đoạn 2004 – 2010
Năm 2004 Khu BTTN Kon Chư Răng đã xây dựng dự án đầu tư xây dựng khu BTTN Kon Chư Răng giai đoạn 2004 – 2010, Dự án đã được các sở ban ngành thẩm định và UBND Gia Lai phê duyệt tại quyết định số 124/ QĐ-CT ngày 27/1/2005. Đến nay Dự án đã hoàn thành được một số hạng mục chính ( có bảng tổng hợp kèm theo)
Dự án tài trợ nhỏ của VCF
UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản số: 1791/ UBND-NL ngày 23/6/2009 V/v hướng dẫn phân cấp phê duyệt dự án tài trợ nhỏ của VCF
BQL khu BTTN Kon Chư Răng đã liên hệ, phối hợp với nhóm hỗ trợ kỹ thuật vùng của VCF để xây dựng bộ hồ sơ dự án. Hiện nay Dự án này đang được nhóm đánh giá kỹ thuật độc lập ở trung ương ( TRG)
Giới thiệu các dịch vụ tham quan Kon Chư Răng
Bạn muốn khám phá khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng thì nên chọn Tour Thác K50 1 ngày hoặc Tour cắm trại thác K50 2 ngày khởi hành từ Gia Lai hoặc Quy Nhơn nhé. Còn bạn thích trãi nghiệm Du lịch Gia Lai tự túc thì có thể thuê xe tại Gia Lai để có chuyến đi riêng tư và thoải mái nhé.